Hội KHKT& Kinh tế Biển TPHCM đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế TPHCM trong buổi tọa đàm “Giải pháp khoa học – kỹ thuật phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố trong thời gian tới” do Liên hiệp các Hội KHKT TPHCM tổ chức

Thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM về việc phát huy đội ngũ tri thức thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19, ngày 17/6/2020,Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật TPHCM tổ chức tọa đàm với chủ đề “Giải pháp khoa học – kỹ thuật phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố trong thời gian tới” do GS.TS. Nguyễn Văn Phước, chủ tịch liên hiệp hội chủ trì.

Đến tham dự buổi tọa đàm Hội KHKT& Kinh tế Biển TPHCM có 2 thành viên: Ông Đỗ Thành Hưng, phó chủ tịch Hội và Ông Doãn Mạnh Dũng, UV.BCH Hội. Với tâm huyết và niềm đam mê trong nghiên cứu khoa học suốt nhiều năm qua, Ông Doãn Mạnh Dũng đã có những thành quả nghiên cứu ban đầu và đề xuất 3 giải pháp nhằm phát triển kinh tế TPHCM, cụ thể:

Giải pháp 1: Xây dựng Cảng chuyên dụng xuất khẩu gạo Bình Khánh và Ngân hàng thóc. Mục tiêu của giải pháp là tổ chức lại hệ thống logistic cho hạt gạo ĐBSCL. Sau khi nghiên cứu thành công cảng cửa ngõ Trần Đề cho ĐBSCL, nhóm nghiên cứu xác định ĐBSCL cần có 2 cảng chuyên dụng xuất gạo gắn liền với hệ thống trữ thóc. Đó là cảng chuyên xuất khẩu gạo tại Bình Khánh – Cần Giờ Tp HCM và cảng Trần Đề – Sóc Trăng.

Giải pháp 2: Xây dựng Khu du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ gắn liền với bãi tắm nhân tạo tại bãi biển Cần Giờ. Mục tiêu của giải pháp là tổ chức bãi tắm nhân tạo ở bờ biển Cần giờ và xây dựng khu du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ theo quy luật tự nhiên, tạo quỹ đất mới, cách khai thác du lịch gắn liền với quy luật của tự nhiên, bảo đảm vừa phát triển vừa bảo vệ môi trường, rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh quyển quý giá,…. và thoát nước hiệu quả cho thành phố khi mưa lớn, triều cường đang là vấn nạn lớn của TPHCM.

Giải pháp 3: Khởi động dự án Máy phát điện bằng dòng chảy tự nhiên. Mục tiêu của dự án là cung cấp Máy phát điện bằng dòng chảy tự nhiên không chỉ cho thị trường Việt Nam mà cho cả thế giới. Người Sài Gòn đã phát minh ra tua-bin mới gọi là “trống quay “ đầu tiên trên thế giới dùng để chuyển đổi năng lượng dòng chảy tự nhiên thành điện năng.

Nhóm nghiên cứu công bố mô hình sẽ thực hiện tại hạ lưu thủy điện Trị An như sau:

Vùng nước sử dụng : B= 24 m, L = 32 m ( 24 x 32 = 768 m2), độ sâu 2500mm, tốc độ dòng chảy 1m/s, đáy có thể đóng cọc.

Trống quay có đường kính 2000 mm, sâu 2000 mm

Khung trống: H = 2100mm, B = 2260mm, L = 11700mm

Công suất mỗi trống tối thiểu 7KW/ trống. Một mô-đun có 2 trống với công suất 14 KW.. Nếu sử dụng đủ 5 mô-dun cum có công suất tối thiểu 70 KW.

Chương trình phụ thuộc nguồn tài chính và sự cho phép thí điểm của chính quyền quản lý vùng nước.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*