Tư duy của người Pháp làm thủy lợi ở miền Trung Việt Nam

Bài viết “Tư duy luồng Soài Rạp, vòng lẩn quẩn ở thời đại trí tuệ 1.0” đã nghiên cứu tư duy của Pháp thời 1.0 và giới trí thức hiện đại Việt Nam ở Hải Phòng và Sài Gòn tố chức lại luồng tàu biển vào cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn. Hôm nay chúng ta nghiên cứu tư duy của Pháp thời 1.0 và giới trí thức miền Trung trong xây dựng hệ thống thủy lợi ở miền Trung Việt Nam.

Người Pháp khi đến Việt Nam, họ hiểu miền Trung Việt Nam nằm ở sườn núi. Nên họ rất tránh việc xây dựng các hồ lớn trên sườn núi vì đó là quả bom nổ chậm sẽ gây thảm họa cho con người khi mưa bão kéo dài. Để có nước cung cấp cho nông nghiệp ở miền Trung, ông Lefevre và ông Nordey sử dụng nguồn nước ngầm từ hai ngọn núi Trù Các và Qui Hậu. Tại đây xây con đập Đồng Cam dài 688 m chặn lại, nước qua đập tràn cung cấp cho đồng ruộng ở hạ lưu.Như vậy rừng thiên nhiên còn giữ nguyên. Mùa mưa bão, nước dâng cao đôi chút nhưng không gây tại họa cho hạ lưu. Đập Đồng Cam thiết kế 1917, khởi công 1924, hoàn thành năm 1932, tưới tiêu cho 220 km2, đạt giá trị cao về kỹ thuật và thẩm mỹ. Nước từ đập Đồng Cam đã tạo ra nền tảng nông nghiệp ổn định cho Nam Phú Yên gần 100 năm qua. Hàng năm vào ngày mồng 8 Tết Nguyên Đán, người dân địa phương duy trì tổ chức lể tri ân những người đã đóng góp công sức xây dựng đập Đồng Cam.

Tại Quảng Nam có hồ Phú Ninh với diện tích mặt nước: 34,33 km2, chứa 344 triệu m3 nước. Hồ Phú Ninh khởi công 1977, hoàn thành 1986. Hồ Phú Ninh nằm trên sườn Đông dãy Trường Sơn, cách thị xã Tam Kỳ 7 km, cách sân bay Chu lai 15 km. Thị xã Tam kỳ thành lập năm 1983, trở thành thành phố Tam Kỳ năm 2006.

Tại Hà Tỉnh có hồ Kẻ Gổ với diện tích mặt nước 30 km2, dung tích 345 triệu m3. Hồ Kẻ Gổ khởi công nămm 1976 hoàn thành 1983. Hồ Kẻ Gổ cũng nằm trên sườn Đông dãy Trường Sơn, cách thành phố Hà tỉnh 40 Km.

Như vậy cách tư duy của người Pháp thời trí tuệ 1.0 rất khác xa với tư duy của giới tinh hoa thủy lợi Việt Nam thời 4.0. Việc xây dựng các hồ nước đều có quy trình kỹ thuật và tuổi thọ của công trình. Khi gần hết tuổi thọ của công trình, các hồ trên khi gặp bão lũ liên tiếp nhiều ngày sẽ là những quả bom nổ chậm có thể phá hủy cả vùng dân cư dưới hạ lưu.

Để xây dựng thành phố thông minh như lời kêu gọi của các quan chức Việt Nam, việc đầu tiên các công trình dân dụng như đường bộ, đường thủy, thủy lợi, nhà cửa … phải được xây dựng theo quy luật của tự nhiên. Vùng đồng bằng ven biển ở miền Trung cần có chiến lược chọn loại cây trồng  sử dụng ít nước hoặc có công nghệ sử dụng nước tối thiểu.

Với hai thí dụ về tư duy xây dựng luồng tàu biển ở Hải Phòng và Sài Gòn cũng như tư duy xây dựng hệ thống thủy lợi ở miền Trung Việt Nam đã chỉ ra rằng, thế hệ hôm nay chưa tiếp nhận những tinh hoa trí tuệ của loài người ngay trên đất nước Việt Nam.

Ks Doãn Mạnh Dũng

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*