CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

KS. Doãn Mạnh Dũng

Ngày 10/9/2023, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp nhà nước Việt Nam. Lãnh đạo hai nước  Việt Nam và Mỹ thỏa thuận Tuyên bố chung về việc nâng tầm quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Sau đó, đoàn Chính phủ Việt Nam đã đến tham dự Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) khóa 78 tại New York (Hoa Kỳ).

Tại diễn đàn Liên Hợp quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tuyên bố :

“Cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh công bằng và công lý; trong đó lấy người dân làm trung tâm, chủ thể và không để ai bị bỏ lại phía sau.”

“Việt Nam  quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.”

“Chúng tôi sẽ có thể phấn đấu giảm nhanh lượng phát thải khí nhà kính đến 43,5% vào năm 2030 và đạt tỷ lệ năng lượng tái tạo hơn 70% vào năm 2050”.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng kêu gọi các nước khẩn trương hơn, hành động mạnh mẽ hơn và có trách nhiệm hơn nữa để hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất.

Ngày 20/9/2023 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia còn gọi là Hiệp định về Biển cả. Hiệp định hướng các quốc gia cùng nhau giải quyết vấn đề toàn cầu cho hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững, cũng cố pháp lý  Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982, mở ra chương trình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam nhằm khuyến khích cơ chế hợp tác quốc tế, bảo vệ lợi ích Việt Nam từ sớm, từ xa và xác định trách nhiệm của Việt Nam với các vấn đề quốc tế và khu vực về biển.

Các cam kết trên của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc vào cuối tháng 9/2023 đã đánh dấu Chính phủ Việt Nam đã chuyển biến mạnh, cùng các quốc gia trên thế giới thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường Trái Đất và tiến đến văn minh.

Vấn đề cốt lõi là Việt Nam thực hiện tỷ lệ năng lượng tái tạo hơn 70% vào năm 2050 bằng giải pháp nào ?

Điện gió và điện mặt trời ở ven bờ biển Việt Nam không chỉ đối mặt với giá thành cao từ các nhà đầu tư nước ngoài mà còn gắn liền với sự an ninh của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chúng tôi cho rằng, nguồn tài nguyên động năng dòng hải lưu ở bờ biển miền Trung Việt Nam mang đặc tính năng lượng từ vũ trụ, vô cùng lớn, sạch và thuận cho công nghệ phát điện. Với công nghệ của Việt Nam sử dụng chủ yếu nguyên vật liệu cát, đá, sỏi, xi măng cốt thép làm khung, trống quay bằng inox có thể tái tạo nên giá thành cực rẽ. Việt Nam có thể xây dựng nhiều nhà máy phát điện từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Khi lưới điện còn hạn chế, điện tái tạo từ động năng dòng hải lưu sẽ được sử dụng điện phân để lấy hydro và oxy từ nước. Hydro lỏng cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện và các phương tiện vận tải…

Công nghệ sử dụng động năng dòng chảy tự nhiên để phát điện của Việt Nam là tối ưu và hiệu quả nhất so với các công nghệ truyền thống hiện có trên thế giới. Dòng đuôi của các đập thủy điện, dòng thủy triều, dòng sông… đang có trên Trái Đất này là nguồn động năng  có thể sử dụng công nghệ của Việt Nam.

Giải pháp công nghệ phát điện bằng dòng chảy tự nhiên theo đề xuất của nhóm tác giả Việt Nam

Nhà máy phát điện tại bờ biển miền Trung Việt Nam

Chúng tôi muốn công bố  thông tin này và gửi đến Chính phủ Việt Nam để tìm cơ hội biến những trí tuệ của Việt Nam thành hiện thực. Giới trí thức Việt Nam tự tin có giải pháp cụ thể để thực hiện lời cam kết của Chính phủ Việt Nam với thế giới về năng lượng tái tạo.

Việt Nam và Hoa Kỳ nhờ đối thoại nên đã khép lại quá khứ và tiến đến văn minh. Hy vọng nhờ đối thoại giữa Chính phủ Việt Nam và giới trí thức Việt Nam mà người Việt Nam sớm bước vào hàng ngủ các dân tộc văn minh trên thế giới./.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*