BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NHIỆM KỲ 2019-2024 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ 2024 – 2029

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHKT TP.HCM

HỘI KHKT VÀ KINH TẾ BIỂN TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do – Hạnh phúc

Số …/BC-HB HCM

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14  tháng 9  năm 2024

BÁO CÁO

TỔNG KẾT CÔNG TÁC NHIỆM KỲ 2019-2024

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ 2024 – 2029

 

Nhiệm kỳ 2019-2024 của Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển Thành phố Hồ Chí Minh – (sau đây gọi tắt là Hội Biển) chịu nhiều tác động của tình hình chung trong nước và thế giới với những biến động kinh tế, chính trị dưới tác động dịch bệnh Covid – 19, khiến Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Hội Biển đã có nhiều nỗ lực và sáng tạo để tổ chức, thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ đề ra. Dưới đây là những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ III (2019-2024) và phương hướng, nhiệm vụ hoạt động trong nhiệm kỳ IV (2024-2029):

PHẦN I. TỔNG KẾT CÔNG TÁC NHIỆM KỲ 2019 – 2024

1.1 Công tác tổ chức

Hội Biển được thành lập theo Quyết định số 1180/QĐ-UBND ngày 26/3/2009 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hội được UBND TP. Hồ Chí Minh phê duyệt Điều lệ hoạt động, Hội có con dấu, mã số thuế và tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định.

Ngày 12/9/2019, Hội tổ chức Đại hội lần thứ III, bầu ra Ban Chấp hành gồm có 23 ủy viên, Ban Kiểm tra có 3 ủy viên.

Hội duy trì các cuộc họp Ban Thường vụ và Ban Chấp hành (qua hình thức online và trực tiếp): 3 tháng/lần đối với Ban Thường vụ, 6 tháng/lần đối với Ban Chấp hành, họp mặt toàn thể hội viên 1 lần/năm.

Hội viên của Hội gồm đầy đủ 3 độ tuổi: trẻ – sinh viên, trung niên – đã và đang đi làm, và hưu trí, gồm 103 hội viên cá nhân và các hội viên đơn vị, gồm: Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công ty TNHH vận tải biển VN, CLB thuyền trưởng VN, Trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường, CLB cán bộ hưu trí kỹ thuật hải quân.

Từ tháng 7/2023, Hội chuyển trụ sở văn phòng từ 02 Võ Oanh, Phường 25, Bình Thạnh đến phòng 712A, tòa nhà Liên hiệp Hội, tại 224 Điện Biên Phủ, hường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Hội thiết kế biểu trưng (logo) riêng.

Website của Hội tại địa chỉ www.bientoancanh.org đã đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả.

1.2 Công tác nghiên cứu khoa học, phản biện xã hội:

1.2.1 Nghiên cứu khoa học, phản biện khoa học::

Nhiều hội viên của Hội tích cực tham gia nghiên cứu khoa học lĩnh vực cảng biển, công nghệ biển (điện hải lưu) như:

+ Ngày 6/7/2020, Hội đã đóng góp ủng hộ cuộc thi “Sinh viên với ROBOCON dưới nước (ROV) năm 2020” do Viện Cơ khí, Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM và Hội KHKT Công nghiệp Tàu thủy phía Nam tổ chức. Cuộc thi là hoạt động ngoại khóa bổ ích, khơi dậy niềm đam mê, thích thú của giới trẻ trong nghiên cứu khoa học về biển đảo, đồng thời cũng là dịp để các em có thêm kinh nghiệm trong những cuộc thi ROBOCON.

+ Đại diện của Hội tham gia và có bài tham luận tại tọa đàm với chủ đề “Giải pháp khoa học – kỹ thuật phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố trong thời gian tới” do Liên hiệp hội TPHCM tổ chức. Tại tọa đàm, ông Doãn Mạnh Dũng, đại diện Hội đã đề xuất 3 giải pháp nhằm phát triển kinh tế TPHCM, bao gồm: (1) Xây dựng Cảng chuyên dụng xuất khẩu gạo Bình Khánh và Ngân hàng thóc. (2) Xây dựng Khu du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ gắn liền với bãi tắm nhân tạo tại bãi biển Cần Giờ . (3) Khởi động dự án Máy phát điện dùng hải lưu (bằng dòng chảy tự nhiên). Các giải pháp được lãnh đạo LHH biểu dương.

+ Đại diện của Hội đã tham gia Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của hội viên Hội nghề nghiệp và Hội Khoa học Kỹ thuật trong điều kiện hiện nay” và tọa đàm “Tăng cường liên kết hội nghề nghiệp, hội KHKT và Công đoàn Việt Nam đại diện bảo vệ quyền lợi Hội viên theo quy định pháp luật do Viện Công nhân và Công đoàn (thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội và TPHCM.

+ Tháng 8/2023, Hội đã phối hợp với Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường tổ chức tọa đàm “Cảng cửa ngõ Trần Đề cho đồng bằng Sông Cửu Long” do nhóm nghiên cứu của ông Doãn Mạnh Dũng trình bày.

– Ngày 23/7/2024, Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế biển Thành phố Hồ Chí Minh (HOMASTE) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HCM-USTA) cùng Viện Nghiên cứu Vùng và Đô thị (IRUS) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Điện hải lưu – Nguồn năng lượng xanh của Việt Nam trong tương lai gần”. Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế biển Thành phố Hồ Chí Minh là báo cáo viên. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì hội thảo, ghi nhận và đánh giá cao ý tưởng khoa học mới sử dụng năng lượng từ dòng hải lưu phục vụ cuộc sống, đồng thời đề xuất thành lập một nhóm nhà nghiên cứu, tiến hành  theo trình tự một công trình khoa học, từ việc xây dựng đề cương, đăng ký đề tài với Sở Khoa học – Công nghệ; trên cơ sở dự án được Hội đồng Khoa học xem xét, phê duyệt, sẽ có kinh phí để thực hiện, giám sát,nghiệm thu theo từng giai đoạn, từng bước, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn; thực hiện thí điểm công nghệ trống quay tại các khu vực thích hợp.

1.3. Tuyên truyền biển đảo

+ Nhằm chào mừng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và ngày Đại dương Thế giới năm 2020, Hội đã tổ chức cuộc thi viết bài tham luận “Hướng về Biển Đảo quê hương” vào tháng 5/2020. Cuộc thi đã thu hút sự hưởng ứng của các em sinh viên đối với Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và ngày Đại dương Thế giới năm 2020, qua đó góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của biển, đảo và đại dương; Kết quả có: 01 bài thi đạt giải nhì, 02 bài thi đạt giải ba và 03 bài thi đạt giải khuyến khích.

+ Phối hợp với Viện Công đoàn – Công nhân của Tổng Liên Đoàn VN để thực hiện dự án “Củng cố tổ chức, mở rộng liên kết hội viên và hoạt động của Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển TP. Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức về quyền lao động – công đoàn trong lĩnh vực hàng hải”. Kết quả dự án:

– Hội đã biên soạn tài liệu tuyên truyền về quyền lao động – công đoàn trong lĩnh vực hàng hải để gửi đến hội viên và người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng hải. Hội đã gửi clip hướng dẫn “Người lao động bảo vệ quyền lợi trong quan hệ lao động” và tờ rơi “Những điểm cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019” (do Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng liên đoàn lao động VN cung cấp) cùng tài liệu tuyên truyền của Hội đến toàn thể hội viên của Hội và phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT TPHCM để gửi đến các Hội KHKT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Thực hiện các đợt tập huấn/hội thảo về quyền lao động – công đoàn trong lĩnh vực hàng hải

– Ngày 23/6/2020, Tại TPHCM, Hội đã phối hợp cùng Viện Hàng Hải thuộc Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM và Công ty CPTM VTB Trường Phát Lộc tổ chức Buổi giao lưu các thế hệ người đi biển, kết hợp phổ biến kiến thức pháp luật cho hội viên. Buổi giao lưu đã thu hút 326 đại biểu đến từ Cục Hàng hải, các doanh nghiệp Hàng Hải, các hội viên của Hội là các thế hệ người đi biển và các bạn sinh viên Viện Hàng Hải – Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM cùng tham dự với nội dung xoay quanh những vấn đề nóng sốt của ngành Hàng hải như “Về việc thay thế thuyền viên trong bối cảnh của đại dịch Covid-19”; “Quyền của thuyền viên theo quy định của luật Việt Nam và Công ước quốc tế”,  “Về việc đề nghị thành lập Công đoàn thủy thủ Việt Nam và quyền lợi cho người đi biển“…

– Ngày 15/7/2020, tại Hải Phòng, Hội phối hợp Công đoàn Cục Hàng hải và khoa Hàng hải thuộc trường Đại học Hàng Hải Việt Nam tổ chức Hội thảo phổ biến các quy định pháp luật về quyền của người lao động trong ngành Hàng hải với 96 đại biểu đến từ Cục Hàng Hải, Công đoàn Cục Hàng hải, lãnh đạo Trường Đại học Hàng Hải VN và khoa Hàng Hải, đại diện Cảng vụ và doanh nghiệp, đại diện Quỹ Châu Á tại VN, đại diện Viện Công nhân và công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động VN, các sĩ quan thuyền viên và các giảng viên, sinh viên Trường Đại học Hàng Hải VN. Hội thảo với 5 báo cáo xoay quanh các quy định pháp luật về quyền của người lao động trong ngành Hàng hải như: Bàn về chế độ đặc thù cho lao động hàng hải theo Điều 166 của Bộ luật lao động 2019, bàn về việc thay thế thuyền viên, phổ biến về Bộ Luật Lao Động đang áp dụng và Bộ Luật Lao Động mới 2019 sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2021… đã nhận được sự quan tâm, thảo luận rất sôi nổi và đánh giá cao về ý nghĩa thực tiễn của đại biểu tham dự.

Tổ chức tọa đàm về việc thành lập nghiệp đoàn thuyền viên và biên soạn đề án thành lập nghiệp đoàn thuyền viên.

Hội đã phối hợp CLB thuyền trưởng VN tổ chức buổi tọa đàm về việc thành lập nghiệp đoàn thuyền viên Việt Nam và trực tiếp biên soạn đề án thành lập nghiệp đoàn. Tại buổi họp, các chuyên gia đánh giá cao ý tưởng thực hiện đề án, đặc biệt là tính cấp thiết của đề án nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của thuyền viên theo luật Quốc tế và Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra những khó khăn có thể ảnh hưởng đến việc thành lập nghiệp đoàn, đặc biệt vấn đề cơ chế, chính sách…

Tổ chức các buổi làm việc và ký kết hợp tác với các đơn vị, tổ chức: Hội đã tổ chức các buổi làm việc để ký kết văn bản họp tác với: Liên đoàn lao động TPHCM, Công đoàn Cục Hàng hải tại Hà Nội, Khoa Hàng hải thuộc Trường ĐH Hàng hải VN tại Hải Phòng, Viện Hàng hải thuộc Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM để hợp tác tổ chức các đợt tập huấn phổ biến về tiêu chuẩn và quyền của người lao động trong ngành Hàng hải nêu trên.

+ Hội duy trì hoạt động Trang Website của Hội; tích cực tuyên truyền đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quốc phòng-an ninh, bảo vệ môi trường biển; tuyên truyền biển đảo và truyền thống, lịch sử bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng…

  1. Nguồn tài chính:

+ Nguồn quỹ duy trì các hoạt động của Hội hầu hết phụ thuộc vào số tiền hội phí hàng năm mà hội viên đóng góp và sự tài trợ của một số ít hội viên tập thể. Tuy nhiên, công tác thu hội phí còn nhiều khó khăn do đặc thù hoạt động ít tập trung của Hội.

Báo cáo kết quả thu – chi nhiệm kỳ 2019-2024 (có chi tiết đính kèm).

  1. Thành tích: Năm 2021, tập thể Hội và cá nhân ông Doãn Mạnh Dũng được Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Thành phố tặng giấy khen về thành tích hoạt động khoa học 5 năm (2016-2021).
  2. Những mặt còn hạn chế

+ Hoạt động của Hội còn mang tính tích cực riêng lẻ, chủ yếu là dựa vào sự nhiệt tình và thời gian rảnh rỗi của các hội viên tích cực và một số thành viên trong Ban chấp hành nhiệt tình với Hội. Vì vậy khi cá nhân có vấn đề sức khỏe hay bận công tác thì hoạt động bị ảnh hưởng, không liên tục. Chưa huy động được nguồn lực hội viên, nhất là hội viên trẻ;

+ Sự tích cực tham gia các hoạt động của các thành viên trong BCH chưa đồng đều, còn tình trạng một số thành viên có tên trong danh sách nhưng chưa một lần tham gia các hoạt động của Hội; Hội viên cá nhân (cũ và mới) đăng ký tham gia khá nhiều (103 hội viên) nhưng thực tế ít tham gia hoạt động, có nhiều hội viên vì điều kiện công tác, cư trú xa, sức khỏe hạn chế nên bỏ lỡ các buổi sinh hoạt của hội.

+ Kinh phí của hội hạn hẹp ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng các hoạt động;

  1. Bài học thực tiễn

* Muốn Hội duy trì sự tồn tại và phát triển thì tập thể Hội viên, trước hết là Ban thường vụ, Ban chấp hành phải tự giác, nhiệt tình hoạt động, dù các hoạt động này không có thu nhập tiền bạc, nhưng bù lại có sự cống hiến nhất định cho địa phương, cho đất nước.

* Là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Hội viên gắn kết với nhau vì cái tâm với nghề, với sự nghiệp phát triển kinh tế – quốc phòng hướng biển, trong hoạt động có mặt này mặt khác, lúc này, lúc khác chưa tạo được sự nhất trí cao, nhưng đứng trên tinh thần tất cả vì sự tồn tại và phát triển của Hội, vì lợi ích chung của xã hội mà đi đến sự đồng thuận.

* Hoạt động của Hội phải tìm cách gắn kết với các cơ quan, đoàn thể, công ty, Trường đại học, Doanh nghiệp ở địa phương và các Hội nghề nghiệp bạn bè trong Liên hiệp các hội Khoa học – Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh thì mới tranh thủ được sự giúp đỡ và phối hợp hành động trong các hoạt động chuyên môn.

  1. Khen thưởng và kỷ luật

Khen thưởng:

Để ghi nhận những đóng góp tích cực của các Hội viên tập thể và các cá nhân, Ban chấp hành hội đã đề nghị Liên hiêp hội Khoa học – Kỹ thuật TPHCM tặng giấy khen 1 tập thể và các cá nhân vì đã có những đóng góp trong nghiên cứu khoa học biển đảo và công tác Hội, cụ thể:

– Tập thể:

+ Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn

– Cá nhân:

+ Ông Doãn Mạnh Dũng

+ Ông Hoàng Đình Kiên

Kỷ luật: Không

PHẦN II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHIỆM KỲ 2024 – 2029

  1. Nhiệm vụ chung:

+ Tập hợp, đoàn kết các lực lượng làm khoa học công nghệ, môi trường, kinh tế và quốc phòng an ninh hướng biển. Điều hoà phối hợp hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho những người hoạt động trong các lĩnh vực trên có hiệu quả.

+ Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện, giám sát xã hội, nghiên cứu khoa học và phổ biến những vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh tế và bảo vệ môi trường biển dưới sự lãnh đạo của Đảng và theo chủ trương của Nhà nước. Qua đó góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách, pháp luật và kế hoạch, dự án phát triển khoa học – công nghệ và kinh tế xã hội, tăng cường củng cố an ninh quốc phòng trên hướng biển thuộc Thành phố nói riêng và vùng biển cả nước nói chung.

  1. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Công tác xây dựng tổ chức của Hội:

+ Vận động và tổ chức thành công Đại hội lần thứ IV,n hiệm kỳ 2024-2029 của Hội theo đúng Điều lệ hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban Chấp hành Hội.

+ Tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thu hút sự tham gia của các nhóm hội viên chuyên ngành sâu rộng. Tăng cường các hoạt động mang tính đại chúng, cộng đồng hơn.

+ Tăng cường nguồn lực, đảm bảo nhân lực, tài lực và môi trường hoạt động xã hội nghề nghiệp về Khoa học – Kỹ thuật và Kinh tế biển. Tạo cơ sở vật chất, nhân sự và các điều kiện làm việc cho văn phòng của Hội.

+ Củng cố tổ chức, phát triển hội viên và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội KHKT và KT Biển TP Hồ Chí Minh. Mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức, đơn vị có liên quan để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của hội viên theo quy định pháp luật.

2.2. Các hoạt động chuyên môn của Hội

– Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề có liên quan tới sự phát triển Hội và các lĩnh vực Hội hoạt động.

– Tích cực tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu; tư vấn phản biện xã hội theo đề nghị của các cơ quan nhà nước.

– Tiếp tục triển khai các dự án nghiên cứu khoa học về điện hải lưu, cảng Trần Đề và tham gia góp ý cải tạo khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.

– Tiếp tục hoàn thiện nội dung và tổ chức hội thảo về Lịch sử đóng tàu “Không số”. Nghiên cứu chuẩn bị nội dung, phối hợp thực hiện kế hoạch thi Robocon lặn.

– Chủ động lựa chọn nội dung và đối tác, đề xuất và phối hợp tổ chức các buổi nói chuyện khoa học, tuyên truyền, trao đổi các kết quả đã và đang nghiên cứu của Hội.

– Giới thiệu việc làm cho hội viên trẻ, kết nối hội viên trẻ tham gia các đề tài nghiên cứu phù hợp;

– Vận động các cộng tác viên viết bài; phát huy hơn nữa hiệu quả của trang Website của Hội; đăng nhiều bài viết truyên truyền biển đảo và truyền thống cách mạng, quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường biển…

 

 Nơi nhận:

+Sở Nội vụ (b/c);

+ Sở TNMT (b/c);

+ Liên hiệp hội (b/c);

+ Thành viên BCH, Hội viên.

+ Lưu VP, Website.

 

 

 

TM. BAN CHẤP HÀNH

Chủ tịch

(đã ký)

 

TS. Nguyễn Viết Nhiên

 

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*