ỨNG DỤNG DRASTIC KẾT HỢP VỚI GIS PHÂN VÙNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TẦNG CHỨA NƯỚC PLEISTOCEN (GIỮA – TRÊN) ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  

                  Tất Hồng Minh Vy, Nguyễn Hải Âu      

Tầng Pleistocen giữa-trên tại TP. HCM là một trong những tầng khai thác chính trên địa bàn thành phố. Lưu lượng khai thác nước dưới đất là 130.500 m3/ngày. Mật độ khai thác cao, quá trình biến đổi khí hậu → gây ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Có nhiều phương pháp đánh giá, phân vùng chất lượng nước như chỉ số chất lượng nước dưới đất (GWQI), chỉ số GALDIT, chỉ số DRASTIC…

  • Chỉ số GWQI: xác định mức độ phù hợp của chất lượng nước đối với mục đích sử dụng.
  • Chỉ số GALDIT: phân vùng tính dễ bị tổn thương do tác động của xâm nhập mặn.
  • Chỉ số DRASTIC: phân vùng, đánh giá khả năng nhiễm bẩn tại khu vực bất kỳ.
    → Phương pháp DRASTIC là công cụ hữu ích và hiệu quả để phân vùng tính dễ bị tổn
    thương tầng chứa nước dựa vào các điều kiện tự nhiên, địa chất thủy văn khu vực
    Phương pháp do Aller phát triển từ năm 1985 từ hệ thống đánh giá tiềm năng ô nhiễm
    nước dưới đất của US EPA dựa trên 7 thông số:Độ sâu đến mái tầng chứa nước; Lượng bổ cập; Thành phần tầng chứa nước; Thành phần đất; Địa hình; Ảnh hưởng của đới thông khí và Hệ số thấm.

    1. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2. Phạm vi nghiên cứu
    • Khu vực thành phố Hồ Chí Minh (trừ huyện Nhà Bè và Cần Giờ).
    • 106 lỗ khoan quan trắc tầng Pleistocen giữa – trên được thu thập từ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam.
    1. Đối tượng nghiên cứu
    • Tính dễ bị tổn thương của nước dưới đất
    • Tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên
    • Nội dung và phương pháp thực hiện Trong đó: D, R, A, S, T, I, C tương ứng với độ sâu mực nước ngầm, lượng bổ cập, thành phần tầng chứa nước, thành phần đất, địa hình, tác động của đới thông khí và hệ số thấm; r và w đại diện cho thứ bậc và trọng số được gán cho từng thông số tương ứng. Giá trị chỉ số DRASTIC cao tương ứng với khả năng nhiễm bẩn cao hơn và ngược lại.[1] Wang Wei et al., “Application of DRASTIC Entropy Weight Model Method in Groundwater Vulnerability Evaluation in Ordos Area”, IOP Conference
      Series: Earth and Environmental Science, vol. 702, no. 1, pp. 012058-012065, 2021
      [2] Davraz A Sener E, “Assessment of groundwater vulnerability based on a modified DRASTIC model, GIS and an analytic hierarchy process (AHP)
      method : the case of Egirdir Lake basin (Isparta, Turkey)”, Hydrogeology Journal, vol. 21, no. 3, pp. 701-714, 2013

 

 III. Kết quả và thảo luận

                D – Độ sâu đến mái tầng chứa nước

*Phân vùng dễ bị tổn thương theo trọng số AHP      

 

Khoảng 172,58 km2 (13,38%) là vùng dễ bị tổn thương cao, tại khu vực phía Tây Bắc (huyện Củ Chi) và phía Đông thành phố.Tầng chứa nước có mức độ dễ bị tổn thương thấp chiếm 60,98% khu vực (786,64 km2), chủ yếu ở vùng trung tâm và phía Nam thành phố. Các khu vực còn lại thuộc vùng dễ bị tổn thương trung bình chiếm 330,78 km2 (25,64% diện tích khu vực).

*Phân vùng dễ bị tổn  thương theo trọng số Entropy

Các khu vực phía Tây Bắc (huyện Củ Chi) và phía Đông (Thủ Đức) cho thấy mức độ dễ bị tổn thương cao, bị tác động bởi:
• Mái tầng chứa nước nông
• Lượng bổ cập lớn
• Lớp đất phủ là cát
Khu vực phía Tây và một phần phía Nam thành phố cho thấy mức độ dễ bị tổn thương thấp.
Khu vực trung tâm và các khu vực còn lại dễ bị tổn thương trung bình.

 

IV. Kết luận và kiến nghị
* Chỉ số DRASTIC đã được cải thiện và sửa đổi trọng số của mỗi thông số thành phần thông qua phương pháp Entropy và AHP.
Cả 2 phương pháp Entropy-DRASTIC và AHP-DRASTIC đều có cùng mục tiêu là xác định khu vực dễ bị tổn thương nhất. Các bản đồ phân vùng đều chỉ ra 3 mức độ dễ bị tổn thương với chất gây ô nhiễm của tầng chứa nước là thấp, trung bình và cao.
Nghiên cứu cho thấy với nguồn tài liệu hiện nay, việc điều chỉnh trọng số của các thông số bằng cách áp dụng phương pháp Entropy dựa trên bộ dữ liệu từ các lỗ khoan đánh giá tính dễ bị tổn thương của nước dưới đất phù hợp hơn với đặc trưng điều kiện môi trường địa phương. Phân tích so sánh đã kết luận rằng mô hình Entropy-DRASTIC phù hợp với khu vực nghiên cứu hơn và có thể cho thấy ảnh hưởng của các đặc tính riêng lẻ đối với tính dễ bị tổn thương của tầng chứa nước.

* Kết quả nghiên cứu cần kết hợp thêm mô hình và một số phương pháp khác để có thể đưa hiện trạng khai thác nước và sử dụng đất vào khung phương pháp luận nhằm tăng độ tin cậy và đánh giá chính xác hơn về tính dễ bị tổn thương của tầng chứa nước, từ đó có những giải pháp khắc phục hữu hiệu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*