Giữa tháng 2/2020, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 55 về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị quyết xác định:
– “Ngành năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém”
– “Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng”
Trong NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU có ghi như sau:
“Sớm nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển năng lượng địa nhiệt, sóng biển, thuỷ triều, hải lưu; triển khai một số mô hình ứng dụng, tiến hành khai thác thử nghiệm để đánh giá hiệu quả.”
Lần đầu tiên “hải lưu”được đưa vào loại hình cung ứng năng lượng cho Việt Nam và cần nghiên cứu.
Nhân đây tôi muốn nhắc lại kết quả nghiên cứu như sau:
Trên trái đất này, do chênh lệch nhiệt giữa Xích đạo và Bắc Cực, do trái đất quay từ Tây sang Đông, do trái đất hình tròn, do bờ đông của Châu Á lệch dần về phía Tây khi tiến về Xích đạo, do dãy Trường Sơn ở Việt Nam chắn gió Tây Nam, do trạng thái đặt biệt của địa hình bờ biển miền Trung Việt Nam nên đã tạo ra một dòng hải lưu tầng đáy di chuyển theo hướng từ Bắc xuống Nam trong 365 ngày/năm; nhờ gió Đông Bắc đã tạo ra dòng hải lưu tầng mặt di chuyển từ Bắc xuống Nam trong 9 tháng/năm. Sự cộng hưởng cả hai dòng trên đã tạo ra dòng hải lưu ở bờ biển miền Trung có 6 đặc điểm sau:
1- Dài 1000 km (một ngàn km) từ Hòn La – Quảng Bình đến mũi Kê Gà – Bình Thuận.
2- Độ rộng của dòng nhiều km, rộng nhất đến 24 km.
3- Gần bờ, cách bờ chỉ vài trăm mét.
4- Vùng nước nông với độ sâu từ 10m – 35m nên thuận lợi cho đặt các công trình dưới đáy biển.
5- Tốc độ cao v = 1.05 m/s đến 1.26m/s theo số liệu của nghiên cứu quốc tế Mỹ và Đài Loan.
6- Hướng dòng Bắc – Nam ổn định.
Nguồn năng lượng dòng hải lưu mang tính vũ trụ, chỉ mất khi trái đất quay ngược lại từ Đông sang Tây hoặc khi không còn ánh sáng mặt trời hoặc khi Trung Quốc xây dựng con đê từ đảo Hải Nam chạy theo hướng Tây- Đông dài hàng trăm km để chắn dòng hải lưu. Đó là những yếu tố không thể. Vì vậy đây là nguồn năng lượng sạch và vô tận.
Vấn đề cốt lõi là tác giả đã tìm ra công nghệ mới để chuyển đổi động năng dòng hải lưu thành điện năng. Nguyên lý của công nghệ mới này vô cùng đơn giản là sử dụng lực Ác-si-mét khử trọng lượng cánh quạt quay trong nước, nhận hết năng lượng theo chiều sâu và chiều ngang của dòng chảy. Mô hình tua-bin mới được gọi là “trống quay” được gọi là “Doan blade”. Hệ thống máy phát điện nằm trên mặt nước, chỉ có trống quay nằm trong nước. Loại hình phát điện mới này vừa có giá thành thấp và ít ảnh hưởng đến môi trường sống.
Mọi việc còn đang hướng đến thực hiện ngoài tự nhiên nhưng thật sự hấp dẩn với những người quan tâm.
Ks Doãn Mạnh Dũng
Toàn văn Nghị quyết 55 theo đường link sau:
Để lại một phản hồi