PGS.TS. Bùi Việt Hưng
CN. Nguyễn Trần An
Lời nói đầu: Ngày 24/11/2023, Tại Hội trường A, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM (Hội viên tập thể của Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh té Biển TP HCM)-đã diễn ra Hội thảo Khoa học Công nghệ thường niên lần thứ 6 với chủ đề “Quản lý Tài nguyên và Môi trường hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và kỷ nguyên số”. Hội nghị được diễn ra trực tiếp tại Hội trường A và trực tuyến qua nền tảng zoom.
Tham dự buổi Lễ tại điểm cầu Hội trường A, Trường Đại học Tài ngyên và Môi trường TP. HCM có sự hiện diện của đại diện của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; Lánh đạo thành phố và Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật TP; đai diện Lãnh đạo và hội viên Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển TP; hàng chục báo cáo viên là tác giả, cùng nhiều nhà khoa hoc trong vả ngoài nước. Về phía Nhà trường, có PGS. TS. Vũ Xuân Cường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường, PGS. TS. Huỳnh Quyền – Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, cùng toàn thể các thầy, cô là giảng viên, các nhà khoa học, Trưởng, Phó các khoa/bộ môn chuyên ngành và các em học viên, sinh viên tham dự.
Thay mặt ban tổ chức PGS.TS Huỳnh Quyền- Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu cảm ơn Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các vị quý khách, các vị đại biểu và nhấn mạnh: Hoạt động nghiên cứu Khoa học và chuyển giao công nghệ luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu của Nhà trường trong quá trình phát triển. Hoạt động này không chỉ tạo ra sản phẩm KHCN phục vụ đời sống mà trước hết là để nâng cao chất lượng đào tạo; góp phần nâng cao vị thế, thứ hạng của các cơ sở giáo dục đại học. Đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế, thời đại công nghiệp 4.0 thì nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò rất quan trọng.
Được sự đồng ý của Trường Đại học Tài ngyên và Môi trường TP. HCM, sau đây chúng tôi lần lượt chọn lọc, trích đăng, gửi tới bạn đọc một số báo cáo (đề tài) khoa học trong cuộc hội thảo nói trên.
BAN BIÊN TẬP
(Phân ban 5: Quản lý tài nguyên nước, khoáng sản, biển Chủ trì Hội thảo: PGS. TS. Hoàng Thị Thanh Thủy. Thư ký: TS. Nguyễn Thị Phương Thảo)
Thành phố Thủ Đức trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh được thành lập
năm 2020 trên cơ sở sát nhập 3 quận (Quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9).
Cách đây nhiều năm và kể từ khi thành lập đện nay, Thành phố Thủ Đức (TPTĐ) đã đối mặt với tình hình ngập lụt đô thị trên diện rộng do cả mưa, triều gây ra. Tác động của ngập lụt đô thị gây nhiều tác động bất lợi cho người dân sinh sống trên địa bàn.
Kế thừa nghiên cứu về thiệt hại kinh tế do ngập lụt của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2019, đề tài khảo sát và đánh giá thiệt hại kinh tế của người dân sinh sống trên địa bàn TPTĐ thực hiện cho giai đoạn 2020-2022 được thực hiện. Kết quả đề tài cho thấy, các phân bố ngập, mức độ thiệt hại và mức độ rủi ro thiệt hại do ngập tập trung nhiều vào các khu dân cư đông đúc và khu vực ven sông. Qua đó, nghiên cứu mong muốn góp một “cách” đánh giá
thiệt hại do ngập lụt cho các cơ quan quản lý TPTĐ.
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1.Tình hình ngập lụt tại Tp.TĐ giai đoạn 2021- 2022
2. Đánh giá mức độ ngập và thiệt hại do ngập
3.Đánh giá mức độ rủi ro thiệt hại do ngập lụt tại Tp.TĐ giai đoạn 2021-2022
4.Kết luận.
I .Tình hình ngập lụt tại Tp.TĐ giai đoạn 2021- 2022
1. Tình hình ngập lụt tại Tp.TĐ .
Ngập lụt đô thị là hiện tượng ngập tại các khu dân cư. Nguyên nhân chính của ngập lụt đô thị là do sự thay đổi của quá trình thủy văn, từ đó dẫn đến ngập các con đường, nhà cửa và các cơ sở hạ tầng (Shri. Pramod Kumar, 2019).
Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp ngập đô thị là có thể gây ra các thiệt hại cho người dân sinh sống và làm việc tại đó. Theo một nghiên cứu (Miroshnikova, 2021), ngập lụt đô thị gây thiệt hại khi thỏa mãn các cấp độ
sau:
(1) Cấp độ đầu tiên là mức độ phát triển kinh tế – xã hội, tức là tổng thu nhập;
(2) Cấp độ thứ hai là các thông số cụ thể của khu vực bị thiệt hại do ngập lụt bao gồm độ sâu của nước, thời gian ngập, mức độ thiệt hại và nhiều yếu tố khác.
(3) Cấp độ thứ ba là các giải pháp quản lý, phòng chống thiên tai được thiết lập. Các giải pháp này sẽ giúp cho việc giảm thiểu thiệt hại và tăng cường sự phục hồi.
.Thiệt hại do ngập lụt đô thị gây ra thường được chia thành hai loại chính (1) thiệt hại trực tiếp và (2) thiệt hại gián tiếp (Olesen Lea et al., 2017). Đối với thiệt hại trực tiếp thường được quy về chi phí sửa chữa/khắc phục tổn thất tài sản phương tiện hay hàng hóa. Đối với thiệt hại gián tiếp thường phức tạp hơn do thường liên quan đến khắc phục hậu quả, mất “cơ hội” tăng thêm thu nhập hay bán được sản phẩm nhiều hơn và chăm sóc sức khỏe.
Quang cảnh Hội thảo
Để phục vụ cho công tác quản lý môi trường và phòng chống thiên tai, nhiều nghiên cứu đề xuất sử dụng việc xác định mức độ rủi ro thiệt hại như là một thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của các cấp liên quan (Hung, 2021; Wu, 2019; Zhang, 2005; Zhou, 2000; Tomar, 2021). Việc đánh giá mức độ rủi ro thiệt hại kinh tế do ngập lụt đô thị gây ra khá đa dạng (Hung, 2021). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứ trong và ngoài nước tập trung vào dạng công thức tổng quát sau:
R = f(H, E, V)
Trong những năm gần đây, ngập lụt đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại TP. Thủ Đức. Với sự phát triển không ngừng của đô thị, hệ thống thoát nước vẫn chưa được đồng bộ so với tốc độ phát triển đô thị tại địa phương. Theo báo cáo từ Đề án giảm ngập trên địa bàn, TP Thủ Đức khi gặp mưa có lượng mưa lớn, các con đường chính và các khu dân cư thường xuyên bị ngập nước, đặc biệt là các con đường như Quốc lộ 13 cũ, khu phố 1 và 3 ở phường Hiệp Bình Phước, Đường số 10 ở phường Linh Đông… gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân.
II. Đánh giá mức độ ngập và thiệt hại do ngập
Kế thừa phương pháp nghiên cứu của đề tài của nhóm tác giả Nguyễn Việt
Hưng (2021) – khảo sát xã hội học về ngập lụt đô thị và mức độ thiệt hại do
ngập của người dân tại 22/24 quận huyện của TPHCM giai đoạn 2016-2019.
Số vị trí khảo sát và số lượng phiếu khảo sát 242 phiếu (121 phiếu khảo sát
ngập và 121 phiếu khảo sát thiệt hại) trên địa bàn TP TĐ.
Đánh giá mức độ ngập lụt đô thị được xác định thông qua xác định tần suất
xuất hiện củng ngập nhẹ, ngập trung bình và ngập nặng (Hưng, 2021) như sau:
PTH(%) = Nngập /Nmax (%) (2).
Trong đó: – PTH(%) – tần suất xuất hiện của ngập lụt đô thị có gây thiệt hại;
– Nngập – số lần xuất hiện của ngập tại một vị trí có gây ra thiệt hại cho dân cư.
– Nmax – số lần xuất hiện ngập gây thiệt hại lớn nhất của khu vực (Nmax = 24).
Phân loại mức độ ngập theo tần suất xuất hiện (Hưng, 2021) theo các bảng sau:
TT | Mức độ ngập lụt | Giá trị | Ý nghĩa |
1 | Thấp | P ≤ 40% | tương ứng số lần xuất hiện tối đa 10 |
2 | Trung bình | 40% < P ≤ 65% | tương ứng với 18 lần xuất hiện ngập (10 lần ngập nhẹ và 8 lần ngập trung bình). |
3 | Cao | 65% < P ≤ 90% | tương ứng với 21 lần xuất hiện ngập (10 lần ngập nhẹ, 8 lần ngập trung bình và 3 lần ngập nặng). |
4 | Rất cao | 90% < P ≤ 100% | tương ứng với 24 lần xuất hiện ngập (10 lần ngập nhẹ, 8 lần ngập trung bình và 6 lần ngập nặng). |
TT | Nội dung | Đặc điểm | Số liệu khảo sát |
1 | Số lần ngập (lần)
|
Nhẹ (10 – 15 cm)
Trung bình (15 – 30 cm) Nặng (>30cm) |
615
369 165 |
2 | Thời gian ngập (lần) | < 30 phút
30 – 120 phút > 120 phút |
48
63 10 |
3 | Nguyên nhân ngập (lần) | Mưa
Triều Mưa – Triều |
107
32 37 |
4 | Độ sâu ngập trung bình (cm) | 17,96 | |
5 | Chiều dài ngập trung bình (m) | 185,6 | |
6 | Chiều rộng ngập trung bình (m) | 9,68. |
Thông số | Nhẹ | Trung bình | Nặng |
Pthành phần | 0,535 | 0,321 | 0,144 |
wp thành phần | 0,075 | 0,122 | 0,388 |
P% (C < 5%) | 0,135 |
Đánh giá mức độ thiệt hại kinh tế do ngập lụt đô thị được xác định theo tỷ lệ giữa tổng chi phí khắc phục hậu quả do ngập gây ra với tổng thu nhập năm của hộ dân (Hưng, 2021) như sau:
C = Tổng thiệt hại kinh tế (TTH) / Tổng thu nhập (TTN) (%) (3).
Phân loại mức độ thiệt hại (Hưng, 2021) như bảng dưới đây:
TT | Mức tỷ lệ thiệt hại | Giá trị | Ý nghĩa |
1 | Nhẹ | C ≤ 15% | Mức thiệt hại nhỏ. |
2 | Vừa | 15% < C ≤30% | Mức thiệt hại vừa |
3 | Nặng | 30% < C ≤ 50% | Mức thiệt hại nặng. |
4 | Rất nặng | 50% < C ≤ 70% | Mức thiệt hại rất nặng |
5 | Nghiêm trọng | 70% < C ≤ 100% | Thiệt hại hoàn toàn. |
Theo kết quả khảo sát thiệt hại trực tiếp và thiệt hai gián tiếp, mức thiệt hại trung bình của từng hộ gia đình trên địa bàn TP Thủ Đức ứng với các mức ngập cho thấy giảm khá nhiều so với giai đoạn 2016-2019 từ 25% – 30%. Kết quả khảo sát thiệt hại trung bình theo các mức độ ngập như hình dưới đây:
- Mức thiệt hại !95 hộ. (78,51%); 25 hộ (20,66%); 1 hộ (%) (0,83%)
- Hầu hết các hộ khảo sát (78,51%) có thiệt hại ở mức nhẹ (C ≤ 15%).
III. Đánh giá mức độ rủi ro thiệt hại do ngập lụt tại Tp.TĐ giai đoạn 2021-2022
𝐑= (𝐰𝑷). �𝑻�+ (𝐰𝑪). 𝐂 (𝟒). Trong đó: – R là giá trị rủi ro thiệt hại kinh tế do ngập lụt đô thị gây ra (%). – wP và wC là trọng số của hai thành phần mức độ ngập và thiệt hại do ngập, tương ứng là 0,473 và 0,527. (Hưng, 2021).
Các mức rủi ro cùng ngưỡng phân loại được mô tả như sau:
Thủ Đức | R1 | R2 | R3 | R4 | R5 |
25 | 43 | 65 | 81 | 100 | |
TT | Phường | R | Ngưỡng |
1 | An Khánh | 15,1286 | <R1 |
2 | An Lợi Đông | 19,1011 | <R1 |
3 | Bình Trưng Tây | 13,4378 | <R1 |
4 | Cát Lái | 12,1149 | <R1 |
5 | Thảo Điền | 13,0290 | <R1 |
6 | Thủ Thiêm | 10,3077 | <R1 |
7 | Hiệp Phú | 10,0074 | <R1 |
8 | Long Phước | 12,8607 | <R1 |
9 | Long Trường | 13,0660 | <R1 |
10 | Phước Long A | 9,9265 | <R1 |
11 | Phước Long B | 10,9698 | <R1 |
12 | Tăng Nhơn Phú A | 17,9266 | <R1 |
13 | Tăng Nhơn Phú B | 10,2922 | <R1 |
14 | Tân Phú | 11,0494 | <R1 |
15 | Trường Thạnh | 12,9193 | <R1 |
16 | Bình Chiểu | 12,3263 | <R1 |
17 | Bình Thọ | 12,6878 | <R1 |
18 | Hiệp Bình Chánh | 11,4611 | <R1 |
19 | Hiệp Bình Phước | 11,6557 | <R1 |
20 | Linh Chiểu | 10,5687 | <R1 |
21 | Linh Đông | 9,5416 | <R1 |
22 | Linh Tây | 9,8148 | <R1 |
23 | Tam Bình | 16,9777 | <R1 |
24 | Tam Phú | 11,3068 | <R1 |
25 | Trường Thọ | 10,4425 | <R1 |
IV. Kết luận
Nghiên cứu đã tính toán mức rủi ro thiệt hại kinh tế do ngập lụt gây ra tại TP Thủ Đức dựa trên mức thiệt hại do ngập gây ra và tần suất ngập gây thiệt hại.
TP TĐ có mức thiệt hại vừa với phần thu nhập bị mất do ngập trên tổng thu nhập là 19,5%, tần suất ngập gây ra thiệt hại là không quá 10 lần trên năm, kết quả mức rủi ro do ngập tại TP Thủ Đức nằm ở mức thấp.
Đối với mức rủi ro do ngập lụt ở từng phường, đề tài cũng đã phân ngưỡng rủi ro cho các phường theo số lượng phiếu điều tra khảo sát. Kết quả có 9 phường không có rủi ro, 25 phường có mức độ rủi ro là như nhau, ở mức thấp.
Lý do chính cho mức độ rủi ro thiệt hại kinh tế do ngập trên địa bàn TP TĐ thấp là giai đoạn 2021-2022 cả nước nói chung và TP TĐ nói riêng trải qua đại dịch ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội. Điều này dẫn đến thu nhập bình quân giảm nhưng đồng thời mức chi phí khắc phục các loại thiệt hại cũng giảm khá nhiều so với giai đoạn 2016-2019./.
Để lại một phản hồi