ĐÁNH GIÁ XU THẾ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH KIỂM SOÁT NGUỒN NƯỚC THÍCH ỨNG BĐKH VÙNG NAM MĂNG THÍT, TỈNH VĨNH LONG VÀ TRÀ VINH

                                                                          Nguyễn Thị Phương Thảo và Lê Văn Tình

      I. TÌNH HÌNH NGUỒN NƯỚC VÙNG ĐBSCL VÀ VỊ TRÍ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH KIỂM SOÁTNGUỒN NƯỚC VÙNG NAM MĂNG THÍT

  1. Tình hình vùng nước vùng đòng bằng Sông Cửu Long
    Trong những năm gần đây, vấn đề thường được nhắc đến trong quản lý nước cho vùng ĐBSCL là thiếu nước, nước mặn lấn sâu, ô nhiễm sông ngòi, suy giảm nước ngầm, sụt lún nhanh,…
    Bên cạnh các nguyên nhân khách quan do biến đổi khí hậu (BĐKH), phát triển hệ thống thủy điện ở thượng lưu, vẫn còn những nguyên nhân nội tại làm ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của ĐBSCL.1
    Theo Ủy ban về nước của Liên hợp quốc (UN-Water), an ninh nguồn nước của một quốc gia, một khu vực chỉ được đảm bảo khi cộng đồng dân cư có đủ nguồn nước với chất lượng cần thiết cho phép “duy trì sinh kế, phục vụ nhu cầu cá nhân, phát triển kinh tế và bảo tồn các hệ sinh thái” .

Ở giai đoạn trước, để phục vụ mục tiêu kiểm soát lũ, tối đa hóa sản lượng lúa, hàng loạt hệ thống công trình đê bao ngăn lũ, hệ thống công trình ngăn mặn (đê ven sông và cống ngăn mặn) đã được xây dựng.
Vào mùa khô, phần lớn các cống ngăn mặn được đóng kín trong nhiều tháng từ khoảng tháng 1 đến tháng 5 hằng năm. Điều này giúp giảm đáng kể nguy cơ lan truyền mặn, tuy nhiên nguồn nước trong các sông, kênh có chế độ chảy yếu, trở nên tù đọng và ô nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt. Do đó, người dân phụ thuộc vào việc sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt, đặc biệt ở các vùng ven biển, làm tăng nguy cơ sụt lún đồng bằng, xâm nhập mặn…

2. Vị trí hệ thống công trình kiểm soát nguồn nước vùng nam Măng Thít  

Hệ thống thủy lợi (HTTL) Nam Măng Thít thuộc hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long    (ba mặt giáp sông: Cổ Chiên, Măng Thít, sông Hậu và một mặt giáp Biển Đông), có nhiệm vụ: kiểm soát mặn, triều cường; lấy nước và trữ nước ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn cho đất nông nghiệp và đất tự nhiên, kết hợp nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Bản đồ hệ thống công trình vùng Nam Măng Thít và Phân vùng xâm nhập mặn và sinh kế bền vững cho cộng đồng HTTL bao gồm:
– Dự án Tầm Phương do Chính phủ Õtrâylia tài trợ (giai đoạn 1985 – 1990),
– Cống Trà Cú hoàn thành năm 1995, bắt đầu từ năm 1996, thực hiện chủ trương của Chính phủ về phát triển thủy lợi, giao thông ĐBSCL, hàng loạt các công trình cống và đê bao ngăn mặn đã hoàn thành.
– Năm 2020 đã hoàn thành 3 cống Bông Bót, Tân Dinh và Vũng Liêm, nằm trong tiểu dự án Kiểm soát nguồn nước thích ứng BĐKH vùng Nam Măng Thít (thuộc Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL), Cống Vũng Liêm – tỉnh Vĩnh Long.

         II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đánh giá diễn biến chất lượng nước
Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu nước hiện trường vào các thời
điểm mùa mưa và mùa khô năm 2022 và 2023, tổng cộng 21 mẫu với 4 đợt thu
mẫu. Số liệu mẫu được tham khảo từ các dự án.
Kết quả phân tích mẫu được sử dụng để đánh giá diễn biến CLN theo 2 phương pháp:
Đánh giá từng thông số phân tích theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, gồm
12 thông số: Độ mặn, pH, DO, TSS, BOD5, COD, PO43-, NH4+, NO2-, NO3-, FeTS
và Coliform.
Đánh giá thông qua tính toán giá trị WQI (chỉ số chất lượng nước Việt Nam theo Quyết định số 1460/QĐ-TCMT).

2.1. Đánh giá diễn biến chất lượng nước Chỉ số WQItổng (tại mỗi vị trí lấy mẫu) được tính toán theo công thức sau:

 

Sử dụng 09 thông số thuộc 3.5 nhóm thông số và có tính đến sớ nhóm I (pH), nhóm IV (DO, BOD5, COD, N-NH4, N-NO3, N-NO2, P-PO4 và nhóm V (Coliform), được so sánh với 6 mức thang màu.

2.2. Đánh giá diễn biến số lượng nguồn nước mặt
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Nghiên cứu sử dụng số liệu đo về lượng mưa tại trạm khí tượng Càng Long, Trà Vinh và mực nước tại trạm Mỹ Thuận, Cần Thơ (nguồn: MRC – Mekong river commission) trong khoảng 20 năm gần đây để đánh giá xu thế nguồn nước mặt.
Phương pháp mô hình toán
MIKE11 là một phần mềm kỹ thuật chuyên dụng do Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI)
xây dựng và phát triển, được ứng dụng để mô phỏng chế độ thủy động lực (lưu lượng,
mực nước,…), chất lượng nước và vận chuyển bùn cát ở cửa sông, sông, hệ thống
kênh dẫn (mô hình 1D).

Thời gian chạy mô hình là từ ngày 1/1/2023 đến 31/8/2023 với bước thời gian tính toán là 1 giờ.

 

III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ XU THẾ BIẾN ĐỔI SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC MẶT

3.1. Xu thế biến đổi số lượng nguồn nước mặt
a) Biến đổi lượng mưa
• Số liệu thu thập là tài liệu thực đo lượng mưa từng tháng, từ năm 2001 đến năm 2021. Lượng mưa chủ yếu diễn ra nhiều vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 10, những tháng còn lại mưa ít hoặc không có mưa.
• Năm cao nhất lượng mưa lên đến 2042,3mm vào năm 2008, lượng mưa thấp nhất chỉ 1267,7mm vào năm 2002.
• Nhìn chung, lượng mưa năm có xu thế giảm dần trong vòng 20 năm qua.
Diễn biến lượng mưa năm trạm Càng Long

b) Biến đổi lượng nước mặt
Diễn biến nguồn nước từ thượng lưu sông Mê Công
Trong khoảng 20 năm qua, dòng chảy lũ đang biến động theo xu thế giảm so với quá khứ:
Từ 2011 về trước, khoảng 4-4,5 năm xuất hiện một trận lũ vừa – lớn;
• Từ sau 2011-nay, lũ nhỏ liên tục xuất hiện. Đặc biệt, năm 2019 – 2020 nguồn nước Mê Công về đồng bằng được đánh giá từ ít nước – rất ít nước.
• Tình trạng xâm nhập mặn trở nên nghiêm trọng hơn với đỉnh mặn xuất hiện sớm (từ tháng 12, tháng 1) và chiều dài xâm nhập mặn từ cửa sông sâu hơn (ranh mặn 4g/l từ 60 – 70km). Nguồn nước ngọt ở các vùng ven biển thiếu từ các tháng 1-3.

 Diễn biến nguồn nước trong vùng Nam Măng Thít vào mùa khô và mùa mưa năm 2023

Diễn biến mực nước (m) – 18h ngày 7/2/2023 và Diễn biến mực nước (m) – 10h ngày7/3/2023

Phân bố lưu lượng (m3/s) – 16h ngày 7/4/2023 và Phân bố lưu lượng (m3/s) – 14h ngày 10/8/2023.

Ba yếu tố chi phối mạnh đến chế độ dòng chảy, nguồn nước khu vực là:
• Dòng chảy (mùa lũ – kiệt) từ sông Mê Công,
• Chế độ bán nhật triều Biển Đông,
• Chế độ khí hậu gió mùa đông bắc và tây nam;
Một số đặc điểm cơ bản sau:
Về lượng nước: vùng NMT nằm giữa hai cửa sông lớn của sông Mê Công là Định An – Trần Đề (sông Hậu) và Cung Hầu – Cổ Chiên (sông Tiền). Do vậy, lượng nước đến VNC luôn chiếm ưu thế hơn so với các vùng lân cận và phụ thuộc nhiều vào chế độ dòng chảy sông Mê Công. Đặc biệt vào mùa lũ (mùa mưa), lượng nước từ sông Mê Công lớn hơn rất nhiều so với mùa kiệt, điều này sẽ giúp bổ sung lượng lớn nguồn nước ngọt cho vùng.
Về tác động của triều Biển Đông: Biên độ triều là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dao động mực nước trong vùng. Chế độ bán nhật triều không đều, độ lớn triều (khoảng cách từ chân triều đến đỉnh triều) đạt từ 2m÷4m trong ngày. Quy luật lên xuống của thủy triều được đặc trưng bởi 5 kiểu dao động chính với chu kì ½ ngày, 1 ngày, ½ tháng, 6 tháng và 12 tháng. Mực nước trung bình triều thấp là (-)1,3m, mực nước trung bình triều cao là (+)1,8m. Đây là mức dao động triều lớn, do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên chế độ thuỷ lực trong vùng là rất lớn.
Về chế độ dòng chảy:
– Mùa gió Đông Bắc – mùa khô (từ giữa tháng X – IV năm sau), dòng chảy từ sông Mê Công nhỏ, giảm dần từ tháng XII => IV năm sau. Ngược lại, ảnh hưởng của biển sẽ tăng dần tỷ lệ và trở thành yếu tố áp đảo vào thời gian cuối mùa kiệt (giữa tháng IV), nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào trong các nhánh sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch trong vùng.
– Mùa gió Tây Nam – mùa mưa (từ tháng V – X) dòng chảy từ sông đổ ra biển với lưu lượng rất lớn bổ sung nước ngọt, rửa mặn, rửa phèn trong đất và các kênh rạch, nhưng đồng thời cũng rửa trôi các chất ô nhiễm, chất thải trên mặt đất xuống nguồn nước.

3.2. Diễn biến chất lượng nguồn nước mặt
a) Đánh giá chất lượng nước theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT:

b) Đánh giá chất lượng nước thông qua tính toán giá trị WQI

*Nhận xét:
• VNC có hệ thống kênh rạch phong phú với HT cống kiểm soát mặn đồng bộ (đảm bảo kiểm soát được độ mặn trong nước) phục vụ phát triển NTTS và vùng canh tác nông nghiệp lúa – màu.
• Nguồn nước khai thác, sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất chủ yếu là nước ngầm.
• CLN toàn vùng khá tốt (mùa mưa CLN tốt hơn hẳn so với mùa khô). Tuy nhiên, nước mưa cũng rửa trôi các chất ô nhiễm trên bề mặt đất xuống kênh rạch, nên cần tăng cường các hoạt động thu gom chất thải rắn đúng nơi quy định.
• Đặc điểm chung của nguồn nước: Độ nhiễm mặn rất cao đặc biệt vào mùa khô và ô nhiễm nặng về chỉ tiêu BOD5, COD (nguồn nước bị phú dưỡng, tù đọng). Tại khu vực nội đồng, điểm DH1 (vào mùa mưa WQI = 11), CN5 (vào mùa khô WQI = 11) giá trị pH >8,5, nguồn nước có tính kiềm cao, bị tù đọng. Do vậy, cần chú trọng tăng cường các giải pháp khơi thông dòng chảy, tạo độ dốc cho dòng chảy, tăng khả năng tự làm sạch, khả năng oxy hóa nguồn nước giúp chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước, giảm sự phát triển của các loài thực vật thủy sinh.
• Kết quả phân tích các thông số NH4+, NO2-, NO3-, có thể thấy, nhìn chung nguồn nước thải, chất thải từ sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, NTTS,… trên địa bàn được kiểm soát khá tốt, chất lượng nguồn nước đảm bảo, ít bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Qua khảo sát một số cơ sở chăn nuôi, sản xuất lớn đều có hệ thống Biogas, hệ thống xử lý nước trước khi thải ra môi trường.
4
v Nguyên nhân:
• Đặc trưng của vùng ĐBSCL nói chung là các khu dân cư đều sống tập trung dọc
theo các hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Chất thải từ sinh hoạt hằng ngày hầu như
đều được thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạch, không qua hệ thống xử lý, điều
này đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt.
• Các hoạt động nông nghiệp cũng là tác nhân không nhỏ gây ô nhiễm nguồn nước:
Chăn nuôi gia súc gia cầm: đa phần các cơ sở nhỏ lẻ chưa có hệ thống xử lý chất
thải, nước thải trước khi xả ra kênh rạch; NTTS (cá, tôm,…): nước thải, chất thải
(thức ăn dư thừa, bùn cặn,…) chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra sông rạch gây
ô nhiễm, cản trở lưu thông dòng chảy; Sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, các chất thải trong quá trình trồng trọt, sản xuất,…
• Hoạt động của các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp: hầu như chưa có hệ thống xử
lý nước thải.
• Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn chưa được đầu tư đồng bộ.
• Vận hành cửa cống: hoạt động đóng mở cống có liên quan chặt chẽ đến lượng
nguồn nước trong HTTL. Việc cống đóng lâu ngày để ngăn mặn có thể làm cho
chất ô nhiễm tồn đọng, kênh rạch không tiêu thoát chất ô nhiễm ra ngoài được dẫn
đến ô nhiễm cục bộ trong vùng.
4
v Giải pháp:
• Giám sát định kỳ và thường xuyên hơn chất lượng nguồn nước;
• Phát triển mô hình xử lý và tái sử dụng nguồn nước thải;
• Tăng cường các hoạt động nạo vét, khơi thông dòng chảy, phát quang kênh rạch,
vệ sinh môi trường;
• Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cống kiểm soát mặn, vận hành đúng
quy định theo hướng đảm bảo hiệu quả ngăn mặn và tăng cường sự lưu thông
của nguồn nước;
• Hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm cấp nước cho sinh hoạt và các hoạt
động khác trên địa bàn./.

*Tài liệu tham khảo :
[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khung quản lý môi trường và xã hội. Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (2016).
[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCTL ngày 04/3/2021 về việc ban hành Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi Nam Măng Thít.
[3] Nguyễn Đình Vượng. Nghiên cứu đánh giá tác động của dự án thủy lợi Nam Măng Thít đến phát triển kinh tế-xã hội và môi trường tỉnh Trà Vinh. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (2011).
[4] Nguyễn Minh Quang. ĐBSCL trước nguy cơ mất an ninh nguồn nước: Những nguyên nhân và thách thức. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. ISSN 2615-9759 (2020).
[5] Nguyễn Thị Phương Thảo. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của sự suy giảm lượng phù sa do xây dựng đập thủy điện trên sông Mekong đến xu thế biến động địa hình đáy khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh. Đề tài cấp cơ sở. Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM. Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2019).
[6] Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Văn Tình, and nnk. Kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú. Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường (2022 – 2023).
[7] Tăng Đức Thắng, Nguyễn Đình Vượng, Tô Quang Toản, and nnk. Một số thách thức liên quan đến an ninh nước vùng ĐBSCL và giải pháp thích ứng. Việt Khoa học thủy lợi Miền Nam (2022).
[8] Tổng cục Môi trường. Quyết định 1460/QĐ-TCMT ngày 12/11/2019 về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam.
[9] Trần Bá Hoằng, Nguyễn Bình Dương, Nguyễn Công Phong. Chế độ vận chuyển bùn cát vùng đồng bằng sông Cửu Long trong kịch bản phát triển thượng nguồn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi. ISSN 1859–4255, SỐ 57 (2019).
[10] David Grey and Claudia W. Sadoff. Sink or Swim? Water security for growth and development. Water Policy, 9 (2007), 545–571.
[11] DHI Water & Environment. Mike 11. Viện Thuỷ lực Đan Mạch (2012)./.

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*