Mô hình tua-bin điện hải lưu ít ảnh hưởng đến thủy sản

 

Các báo cáo trước đây, chủ yếu đưa mô hình tua-bin điện hải lưu gồm một cặp trống quay và dòng chảy di chuyển vào giữa 2 trống.

Với mô hình trên, có lợi là tích hợp tối đa động năng dòng chảy. Thực tế thủy sinh tồn tại với nhiều kích thước khác nhau và nhiều rác di chuyển cùng dòng chảy. Việc đặt lưới để ngăn cách thủy sinh và rác cũng làm giảm nguồn năng lượng di chuyển vào tua-bin và tăng chi phí. Vì những lý do trên, giải pháp cặp trống quay nhận năng lượng ở 2 bên như hình vẽ sau sẽ được ứng dụng ưu tiên.

Mô hình 1 tua-bin nhận năng lượng từ 2 bên của dòng chảy và không cần lưới bảo vệ thủy sản và chắn rác.

Mô hình tổ hợp nhiều tua-bin không cần lưới bảo vệ thủy sản và chắn rác

Các cặp trống quay sẽ cách nhau khoảng 5 m, như vậy các sinh vật biển dễ dàng di chuyển qua hệ thống tua-bin.

Đường kính trống quay và độ sâu của trống quay tùy thuộc tốc độ dòng chảy, độ sâu vùng nước khai thác, nguồn tài chính và sự tiến bộ của giải pháp công nghệ.

Tác giả tin rằng Điện hải lưu sẽ là nguồn năng lượng chính và cực rẻ của Việt Nam trong tương lai gần.

                                                           Ks Doãn Mạnh Dũng

1 bình luận

  1. Đây là các mô hình rất được hoan ngênh. Hiện tại, một số nguồn năng lượng sạch như điện gió, điện năng lượng mặt trời đã trở thành hiện thực ở một số tỉnh ven biển Việt Nam. Nếu điện hải lưu hoặc điện thủy triều được nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam sẽ mở ra triển vọng tốt đẹp không chỉ đối với ngành năng lượng mà còn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế của nước ta và bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu…

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*