THƯ MỜI VIẾT THAM LUẬN HỘI THẢO

MỜI VIẾT THAM LUẬN HỘI THẢO.

 

GỢI Ý CÁC NỘI DUNG VIẾT BÀI THAM LUẬN

(thực tiễn ở các tỉnh, thành duyên hải miền Trung và phía Nam)

 

  1. Những kết quả, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với chiến lược phát triển kinh tế biển trong thời gian qua.
  2. Sự lãnh đạo của Đảng trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững kinh tế biển.
  3. Vấn đề quy hoạch, phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên của vùng, của địa phương; đảm bảo sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển; bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai.
  4. Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến; đẩy mạnh nghiên cứu, xác lập luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển bền vững kinh tế biển.
  5. Việc xây dựng và thực hiện chương trình trọng điểm về khai thác, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên cứu ở các vùng biển quốc tế.
  6. Cơ chế hỗ trợ, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nguồn nhân lực biển đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu lao động của các ngành kinh tế biển và việc chuyển đổi nghề của người dân.
  7. Kết quả và giải pháp việc huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững kinh tế biển.
  8. Vấn đề biến đổi khí hậu, dẫn đến sạt lở bờ biển tại các khu du lịch, do đó cần đánh giá hiện trạng, xác định nguyên nhân, dự báo diễn biến xói lở bờ biển và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ, tạo bãi.
  9. Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường biển, nhằm phục vụ phát triển du lịch bền vững; trong đó, chú trọng phương án giải quyết rác thải bờ biển. Các giải pháp bảo vệ bờ biển, phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
  10. Làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp phát huy lợi thế so sánh sản xuất tôm giống các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ trong chuỗi giá trị ngành hàng tôm Việt Nam. Định hướng khôi phục trữ lượng và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị các loài nhuyễn thể 02 mảnh vỏ đặc thù nhằm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đề xuất các mô mình khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản có hiệu quả. Đề xuất các giải pháp nuôi trồng hải sản trong ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường biển. Những khó khăn trong khai thác, chế biến hải sản chưa gắn với dịch vụ hậu cần, số lượng tàu thuyền tham gia đánh bắt vùng biển xa bờ còn hạn chế. Hạ tầng cơ sở các xã, phường vùng biển chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển như: hạ tầng giao thông ven biển, hạ tầng dịch vụ mặt bằng trên cảng, luồng lạch cửa biển…
  11. Gợi ý các giải pháp trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là giao thông đối ngoại còn yếu (chưa có sân bay, cảng biển; đường bộ, đường sắt chưa thuận lợi…), du khách đến tỉnh tốn nhiều thời gian, lợi thế cạnh tranh phần nào bị ảnh hưởng. Sự phát triển du lịch dẫn đến cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp du lịch với cộng đồng dân cư như: các làng chài, các hoạt động đánh bắt gần bờ, chế biến hải sản, nuôi trồng thủy sản… Do vậy, cần thiết phải có giải pháp căn cơ để giải quyết nguy cơ xung đột trên. Giải pháp cơ bản, đột phá để đưa các khu du lịch ven biển theo Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phát triển bền vững.
  12. Theo khoản 1 Điều 79 Luật Tài nguyên, môi trường, biển và hải đảo thì không được xây dựng công trình trong phạm vi 100m tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền. Đây được xem là sự bất cập, gây bức xúc đối với các doanh nghiệp… Vì thế, giải pháp nào để sớm xem xét, tháo gỡ cho doanh nghiệp.
  13. Thực tiễn và bài học kinh nghiệm trong phát triển công nghiệp ven biển (sửa chữa và đóng tàu, lọc hoá dầu, năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ…); phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác) và các ngành kinh tế biển mới dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển như dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển… Làm rõ cơ chế, chính sách gì để quan tâm nhằm huy động các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế (nhất là kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) đầu tư cho phát triển bền vững biển, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trên biển, đặc biệt là ở các vùng biển xa bờ, viễn dương.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*