Chương trình hành động

PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NHIỆM KỲ I (2009-2013)HỘI KHOA HỌC – KỸ THUẬT VÀ KINH TẾ BIỂN TP.HỒ CHÍ MINH

  1.             ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
  2.  Thuận lợi:
  • Hội Khoa học kỹ thuật (KH-KT) và Kinh tế Biển TPHCM (sau đây gọi tắt là Hội) được thành lập theo quyết định số 1180/QĐ-UBND ngày 26/3/2009 của Uỷ ban Nhân dân TP HCM. Hội được kế thừa cơ sở và kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm qua của chi hội Khoa học – kỹ thuật Biển TPHCM.
  • TP HCM đã và đang từng bước xây dựng Chương trình hành động về phát triển kinh tế Biển trên địa bàn thành phố đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X ngày 9/2/2007 về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020.
  • Hội nhận thức được tinh thần và tầm quan trọng của Chiến lược biển với mong muốn tập hợp giới trí thức và doanh nhân thuộc nhiều ngành nghề khác nhau có lòng yêu biển tại TP HCM tự nguyện đóng góp trí tuệ, công sức cho sự phát triển kinh tế biển của Thành phố nói riêng và đất nước nói chung.
  • Là thành viên của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM, Hội có điều kiện được giao lưu, học hỏi và hợp tác trong các hoạt động khoa học công nghệ, môi trường, kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển – đảo của Việt Nam.
  1. Khó khăn:
  • Là hội khoa học – nghề nghiệp tự nguyện, không được nhà nước hỗ trợ kinh phí, mọi chi phí cho các hoạt động đều từ nguồn tự nguyện đóng góp của Hội viên (bao gồm hội phí).
  • Phạm vi hoạt động của Hội rất rộng, nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều thế hệ hội viên tham gia.
  • Thành lập muộn so với các hội Khoa học kỹ thuật – nghề nghiệp khác nên mối quan hệ bị hạn chế, đặc biệt quan hệ với các cơ quan chức năng của TP HCM chưa được thiết lập vững chắc.
  1.               PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
  2. Mục tiêu chung:
  3. a) Tập hợp, đoàn kết các lực lượng làm khoa học công nghệ, môi trường, kinh tế và quốc phòng an ninh hướng biển. Điều hoà phối hợp hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho những người hoạt động trong các lĩnh vực trên có hiệu quả.
  4. b)Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện, giám định xã hội, nghiên cứu khoa học và phổ biến những vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh tế và bảo vệ môi trường biển dưới sự lãnh đạo của Đảng và theo chủ trương của Nhà nước. Qua đó góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách, pháp luật và kế hoạch, dự án phát triển khoa học – công nghệ và kinh tế xã hội, tăng cường củng cố an ninh quốc phòng trên hướng biển thuộc Thành phố nói riêng và vùng biển cả nước nói chung.
  5.  Nhiệm vụ: 

       2.1 Công tác xây dựng tổ chức của Hội:

  1. a) Vận động và tổ chức Đại hội để hợp pháp hoá về tổ chức và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban chấp hành hội.
  2. b)Xây dựng, ban hành và thực hiện nghiêm túc quy chế tổ chức và hoạt động của BCH Hội toàn khóa và kế hoạch hoạt động từng năm; tăng cường phát triển hội viên, xúc tiến tổ chức các trung tâm nghề nghiệp, các câu lạc bộ nghề và Hội đồng khoa học đa ngành và chuyên ngành.
  3. c)Tăng cường nguồn lực, đảm bảo nhân lực, tài lực và môi trường hoạt động xã hội nghề nghiệp về Khoa học – kỹ thuật và Kinh tế biển. Tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện làm việc ban đầu cho văn phòng của Hội đặt tại Trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM: số 2 D3 Văn Thánh Bắc, phường 25 quận Bình Thạnh.
  4. d)Hoàn thành Websites của hội để quảng bá thông tin và điều hành công việc.Tạo điều kiện cho hội viên (cá nhân và đơn vị) của Hội phát triển kinh tế từ đó tạo dựng nguồn quỹ phục vụ cho các hoạt động của Hội.

    2.2 Các hoạt động chuyên môn của Hội:

Dưới đây là một số công tác trọng tâm, Hội đã và sẽ triển khai từng bước tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nhằm đóng góp phần nào vào sự phát triển trên hướng biển của TP. HCM:

Trong lĩnh vực Hàng hải:

  1. a)Tìm hiểu, nghiên cứu tiềm năng và giải pháp phát triển hệ thống cảng biển tại TP HCM trong sự thay đổi hệ thống Cảng biển Đông Nam Á và Nam bộ. Từ đó có đề xuất ý kiến tư vấn, phản biện và các giải pháp cụ thể.
  2. b)Tìm hiểu các phương án di chuyển cảng biển ở Thành phố ra khu vực ngoại ô, lợi ích và thử thách; Các bước đi cần thiết trong việc chuyển đổi công năng các Cảng tại khu vực trung tâm để có đóng góp thiết thực, hữu ích cho lãnh đạo và chuyên ngành TP HCM.
  3. c)Tìm hiểu và tham gia nghiên cứu quy hoạch Cảng biển và hệ thống kết nối đường bộ đường thủy nội bộ Thành phố và vùng lân cận, từ đó đóng góp phản biện và đề xuất giải pháp để có kết quả tối ưu, bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông bộ và thủy tại những nút giao thông trọng yếu.
  4. d)Phối hợp với Sở Giao thông vận tải TP HCM tìm hiểu để đề xuất giải pháp phát triển hệ thống dịch vụ Logistic, dịch vụ hàng hải tại khu vực TP HCM.
  5. e)Vận động nghiên cứu kỹ thuật tàu đệm không khí phục vụ du lịch và góp phần phục vụ an ninh quốc phòng vùng đồng bằng và ven biển Nam Bộ.
  6. f)Vận động nghiên cứu và phát triển hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải như tháp bắn pháo hiệu, hệ thống thông tin liên lạc, bản đồ điện tử hàng hải tại khu vực TP HCM.

Trong lĩnh vực Du lịch:

  1. g)Tìm hiểu tiềm năng phát triển kinh tế Biển của huyện Cần Giờ, tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch tắm biển, du lịch văn hóa, các hoạt động dịch vụ; đề xuất giải pháp cải tạo bãi tắm biển Cần Giờ để thu hút khách du lịch về Thành phố tắm biển;

Trong lĩnh vực môi trường biển:

  1. h)Tìm hiểu sự diễn biến môi trường các con sông khu vực TP HCM, các giải pháp chống ô nhiễm, hệ lụy thủy triều dâng cao và giải pháp khắc phục có tính ổn định lâu dài của thành phố để có cơ sở tham gia phản biện và đề xuất giải pháp.

Lĩnh vực Dầu khí: 

  1. i)Vận động hội viên tham gia nghiên cứu vấn đề đầu tư, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt

Lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực:

  1. j)Tìm hiểu và tham gia phối hợp nghiên cứu chính sách, chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Hàng hải, thuỷ sản TP HCM nói riêng và đất nước nói chung. Chủ động bàn với lãnh đạo huyện Cần Giờ mở lớp bồi dưỡng nghề đi biển cho ngư dân trong huyện.

Lĩnh vực thuỷ sản:

  1. k)Tìm hiểu nghiên cứu và đề xuất biện pháp phát triển bền vững ngành thuỷ sản tại TP HCM và vùng lân cận.

An ninh biển – đảo:

  1. l)Tích cực chủ động phối hợp với các Hội bạn, các cơ quan ban ngành Thành phố và Trung ương tuyên truyền về chủ quyền Biển và hải đảo của Việt Nam, động viên thế hệ trẻ hướng ra biển, góp phần bảo vệ quyền lợi quốc gia trên biển.
  2.        Giải pháp tổ chức thực hiện:
  3. a) Tích cực chủ động phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật TP HCM qua các hoạt động chuyên môn đa dạng của Hội, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố, định hướng quy hoạch, Chương trình hành động về chiến lược biển trên địa bàn thành phố đến năm 2020 để kịp thời đề xuất các chương trình kế hoạch hoạt động chuyên môn của Hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh các mặt hoạt động về khoa học – công nghệ, ngành nghề kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển – đảo và an ninh quốc phòng hướng biển.
  4. b)Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền để các tổ chức thành viên và cá nhân Hội viên hiểu rõ vai trò, vị trí và chức năng của Hội, tự giác, tích cực hoạt động theo sở trường và năng lực của mình tạo cơ sở cho Hội phát triển.
  5. c)Sau đại hội thành lập Hội, Ban chấp hành khẩn trương tổ chức Hội đồng khoa học ngành và đa ngành, các trung tâm nghề nghiệp có trách nhiệm tự tìm việc để hoạt động theo đúng luật định để có thu – chi tài chính trả thù lao cho các nhân viên và trích tỉ lệ % nhất định đóng cho Hội để Hội có điều kiện tồn tại và phát triển.
  6. d)Tích cực chuẩn bị thủ tục, cơ sở vật chất và nhân lực để hình thành tờ báo của hội.

Trên  đây là Bản phương hướng hoạt động của Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế Biển TP. HCM nhiệm kỳ 2009-2013 đã được Đại hội toàn thể của Hội thông qua.

Trân trọng. 

 

Chủ  tịch

(Đã ký)

Thiếu tướng.CĐĐ. PGS. TS. Lê Kế Lâm

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*